Trước đó, trường Anesaki đã cho phép học sinh nữ diện 2 kiểu đồng phục là quần như nam sinh và váy dài.
![]() |
90% học sinh nữ của trường trung học này muốn thay đổi độ dài váy lên trên xương bánh chè để dễ hoạt động hơn. Ảnh: Japan Today. |
Hội học sinh của trường cũng đang tích cực thay đổi nhiều quy định mà hầu hết nữ sinh cho là vô lý, ví dụ váy phải dài qua đầu gối, cấm nhuộm tóc, cấm yêu đương...
Trong một cuộc khảo sát của hội, 90% học sinh nữ muốn thay đổi quy định về đồng phục. Họ cho rằng mặc váy dài gây bất tiện do có thể vướng vào xích xe đạp, dễ bị bẩn lúc chạm sàn nhà vệ sinh.
Vì thế, ngoài việc đề xuất cho nữ giới mặc quần đồng phục, hội học sinh cũng kiến nghị nhà trường thay đổi độ dài váy lên xương bánh chè. Điều này đã được Naoto Kase, hiệu trưởng nhà trường, phê duyệt.
Trả lời Mainichi, ông Kase cho biết nhà trường từng cho phép nữ sinh mặc váy độ dài trên đầu gối 10 cm. Tuy nhiên, để bảo vệ nữ sinh khỏi nạn bị chụp lén, họ phải thay đổi thành kiểu váy hiện tại.
"Nội quy trường học là vấn đề xã hội gần gũi với chúng tôi nhất. Giới trẻ có quyền nói lên ý kiến của mình, thay đổi môi trường học đường theo hướng tích cực", nữ sinh Sanae Kojima, thành viên hội học sinh, nói.
![]() |
Nhiều người cho rằng một số nội quy trường học là vô lý, ví dụ như yêu cầu về màu tóc, màu nội y hay cấm yêu đương. Ảnh: Jpinfo. |
Tại trường trung học Kitazono (Tokyo, Nhật Bản), không ít học sinh đang tích cực thuyết phục nhà trường cho phép được nhuộm tóc tới trường.
Họ giải thích rằng trong sổ tay nội quy không đề cập tới việc cấm học sinh nhuộm tóc, chỉ yêu cầu "mặc đồng phục, để kiểu tóc phù hợp với môi trường học đường".
"Tôi nghĩ mỗi người đều có quyền thể hiện bản thân một cách phù hợp, và ngược lại cũng nên tôn trọng khi người khác làm điều đó", Seiya Adachi, học sinh năm 3, chia sẻ.
Năm 2018, các tổ chức phi lợi nhuận từng thực hiện khảo sát online về quy tắc tại trường học trên 1.000 người từ 16 đến 50 tuổi. Khoảng 50% người tham gia kể là từng phải tuân theo nhiều quy định vô lý ở trường trung học.
Tháng 2/2021, tòa án cấp quận tại tỉnh Osaka yêu cầu trường trung học phổ thông Kaifukan tại thị trấn Habikino bồi thường tổn thất hơn 3.000 USD cho một cựu học sinh.
Do sở hữu màu tóc nâu tự nhiên, cô gái này liên tục phải nhuộm đen theo yêu cầu của nhà trường kể từ khi nhập học năm 2015. Cảm thấy áp lực và đau khổ, cô gái bỏ học. Nhà trường sau đó xóa tên cô khỏi sơ đồ lớp học và danh sách học sinh.
Những quy định học đường gây chia rẽ tại xứ hoa anh đào không chỉ dừng lại ở màu tóc. Tại thành phố Nagasaki, gần 60% trong số 238 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng.
Đài truyền hình NHK đưa tin các giáo viên thường xuyên kiểm tra nội y của học sinh khi các em thay đồ cho tiết thể dục. Một số trường học thậm chí yêu cầu người vi phạm quy định cởi bỏ đồ lót.
"Tới nay, các phong trào yêu cầu thay đổi nội quy trường học thường đến từ các tổ chức ngoài. Nay, học sinh đã có tiếng nói hơn trong môi trường học đường. Đây là tiến bộ lớn", Ryo Uchida, phó giáo sư Xã hội học tại Trường Cao học Giáo dục và Phát triển Con người của Đại học Nagoya, nói.
Ông nhấn mạnh thêm nhà trường và giáo viên cần lắng nghe ý kiến của học sinh với tinh thần cởi mở để đem lại những thay đổi tích cực hơn.
Theo Zing
Sau 5 tháng kiên trì, Thảo Nhi (21 tuổi, sinh viên năm 4 ĐH Công nghệ TP.HCM) có màn "lột xác" ấn tượng khi giảm cân thành công.
" alt=""/>Nữ sinh Nhật mong bỏ nội quy 'tóc đen, nội y trắng'BTV Minh Trang
- Những ngày qua, khi cả nước gồng mình chống dịch, có nhiều hình ảnh gây xúc động. Hình ảnh nào lưu lại nhiều cảm xúc nhất với chị?
- Có lẽ không chỉ tôi mà tất cả mọi người đều rất trân trọng hình ảnh các y bác sĩ, chiến sĩ công an, quân đội đã và đang ngày đêm hi sinh sức khoẻ, hạnh phúc riêng để cống hiến ở tuyến đầu và các điểm nóng, chốt trực trong cuộc chiến với Covid - 19. Họ không ngại hiểm nguy, ăn gió nằm sương để dành cho người dân những điều tốt đẹp nhất giữa hoàn cảnh dịch bệnh vô cùng khó khăn.
Trong đó, khiến tôi xúc động nhất là hình ảnh Trung uý Nguyễn Đình Thông, một chiến sĩ Biên phòng tại Long An phải lập bàn thờ bái vọng cha từ đơn vị bởi không thể về để tang, làm tròn bổn phận của người con. Anh đã nén đau thương, gói lại trách nhiệm thiêng liêng với gia đình trong lòng, để thực hiện nhiệm vụ với Tổ quốc, với Nhân dân, tiếp tục công việc tuần tra chống dịch Covid-19 nơi biên giới.
BTV Minh Trang ở ngoài khá trẻ trung và xinh đẹp
- Là BTV của bản tin thời sự, chị sẽ truyền tải đến khán giả những suy nghĩ tích cực gì ở thời điểm hiện tại?
- Trong mấy tháng qua, tôi và ekip của mình đã thực hiện nhiều phóng sự và các chuyên đề thể hiện góc nhìn đa chiều về cuộc sống thời "Covid". Trong đó, dành rất nhiều thời lượng đề cập đến tinh thần lạc quan, ứng xử nhân văn và trách nhiệm xã hội của mỗi người, mỗi gia đình trong điều kiện khó khăn hiện hữu. Từ quan sát, những đúc rút của bản thân, tôi học được cách thích nghi theo hướng tích cực nhất. Bố mẹ tôi, hay rất nhiều người thế hệ trước vẫn thường kể với chúng ta câu chuyện "ngày xưa/ bây giờ". Và gần đây, phép so sánh quen thuộc ấy lại được nhắc đến rất nhiều.
Dù hiện tại chúng ta đang rất vất vả, khó khăn, nhưng tôi biết chắc chắn dù có thế nào cũng không thể cơ cực như cha mẹ, ông bà trước đây, phải gồng mình qua đói rét, chiến tranh. Vậy nên, không có tai ương nào là kéo dài mãi mãi, mong mọi người hãy lựa chọn "sống trong nghịch cảnh" bằng thái độ tích cực từ suy nghĩ đến hành động.
Tôi luôn cố gắng tự tìm và tạo niềm vui cho bản thân từ những việc rất nhỏ, lan toả và sẻ chia các hoạt động ý nghĩa bằng cách đóng góp, đồng hành cùng một vài chương trình từ thiện trong khả năng của mình. Và điều quan trọng nhất, chúng ta hãy tin tưởng vào nỗ lực của Chính phủ và ngành y, bởi dịch bệnh đang được kiểm soát tốt.
BTV Minh Trang và con gái
- Ngoài giờ làm ở đài, chị sẽ ở nhà để giãn cách xã hội, điều này có khiến chị bị ngột ngạt?
- Dịch bệnh khiến tôi phải huỷ hai chuyến đi nước ngoài đã lên kế hoạch từ lâu, một số dự định phải hoãn lại. Công việc đang theo guồng, bỗng dưng lịch trình, thói quen thay đổi, ở nhà nhiều hơn, ít tiếp xúc với mọi người, lúc đầu tôi cũng không tránh khỏi cảm giác khó chịu. Dù bình thường ngôi nhà luôn là nơi mình muốn được trở về sau những lúc căng thẳng, mệt mỏi, nhưng là một người có thói quen đi lại, đã có lúc tôi bị stress với việc cứ phải luẩn quẩn, không thể thực hiện các việc mình muốn làm.
Tuy nhiên, trạng thái đó cũng nhanh chóng qua đi. Tôi lập trình cho mình chu kỳ sinh hoạt và làm việc phù hợp với bối cảnh giãn cách xã hội. Công việc vẫn bận rộn, chỉ là theo cách khác, cộng với việc chăm sóc con cái, gia đình nên tôi cũng không có thời gian dành cho những cảm xúc tiêu cực.
"Tôi rất sợ có lỗi với những người luôn âm thầm dõi theo và yêu mến mình. Đó là động lực lớn để tôi gắn bó với nghề"
Không coi lời bị mắng là chảnh là thị phi
- Nhiều sao Việt đã tìm niềm vui khi ở nhà bằng cách nấu ăn, chị thì sao? Chị có phải là một người nấu ăn giỏi?
- Bình thường tôi vẫn duy trì thói quen nấu ăn ở nhà, trừ khi đi công tác hoặc công việc quá bận mới ăn ở ngoài. Bây giờ, việc nấu nướng không chỉ là thói quen hay phương pháp giải toả căng thẳng mà còn rất quan trọng để tự bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình nên tôi càng quan tâm, chăm chút các bữa ăn tại nhà hơn. Tôi không dám nhận là mình nấu ăn giỏi, nhưng cũng ở mức khá. Thời gian này tôi tăng cường thực đơn bổ sung nhiều vitamin giúp nâng cao đề kháng, thay đổi nhiều món để bữa cơm gia đình không nhàm chán mà vẫn cân đối về dinh dưỡng để tránh tăng cân vì ít hoạt động. Thấy mọi người trong nhà ăn ngon, đủ chất và an toàn cũng là niềm vui mỗi ngày của tôi.
- Khi có chuyện không vui, chị sẽ cân bằng cảm xúc ra sao?
- Đặc thù công việc nhiều áp lực nên tôi cũng rèn cho mình được khả năng tự cân bằng trong mọi hoàn cảnh. Khi gặp chuyện không vui, tôi thường thích ở đâu đó một mình để nhìn nhận sự việc và tìm cách xử lý vấn đề tốt nhất. Có lúc thì tôi chăm sóc cây cối, cắm hoa, trang trí lại nhà cửa. Tôi cũng thích đọc sách, những lúc buồn hay mệt mỏi, tôi sẽ tìm cuốn sách nào mang lại cho mình năng lượng tốt và sự lạc quan. Tôi có một người bạn rất thú vị, luôn nghĩ ra những trò giải trí để giải toả những điều không vui, đó là cô con gái nhỏ.
- Chị từng vướng phải những "thị phi" từ trên trời rơi xuống như: Bị khán giả mắng là chảnh, mạo danh facebook để chia sẻ những thông tin thất thiệt, chị trải qua cảm xúc đó thế nào?
- Đó chỉ là một vài chuyện thị phi rất nhỏ mà tôi từng gặp phải. Có những việc còn tệ hơn nhiều, nhưng không phải điều gì cũng nên nói ra. Chỉ những chuyện có thể gây ảnh hưởng đến mọi người, ví dụ như chuyện mạo danh cá nhân tôi, lợi dụng lòng tin của mọi người để làm những việc không minh bạch thì tôi mới thể hiện thái độ rõ ràng.
Còn khi bị khán giả "mắng" là chảnh, tôi không coi đó là thị phi, mà đó chính là tình cảm, sự quan tâm khán giả dành cho mình nhưng chờ đợi chưa có sự hồi đáp. Việc đó tôi cũng thấy mình có trách nhiệm phải giải thích để khán giả hiểu hơn và vẫn ủng hộ mình.
Tôi rất sợ có lỗi với những người luôn âm thầm dõi theo và yêu mến mình. Đó là động lực lớn để tôi gắn bó với nghề.
(Theo Tổ quốc)
Nữ MC thể thao hot nhất AFF Cup 2018 đang phủ sóng truyền hình từ phim đến gameshow lần đầu chia sẻ về tình yêu mới của mình.
" alt=""/>Cuộc sống xáo trộn mùa dịch CovidVương cho biết, cả hai không quen biết nhau từ trước mà được mai mối. Họ hẹn nhau ăn tối tại nhà riêng của người đàn ông ở thành phố Trịnh Châu, miền trung Trung Quốc.
Đây hiện đang là nơi nhạy cảm thời gian này do các ca nhiễm Covid-19 bùng phát khiến hàng nghìn người phải cách ly tại nhiều khu vực quanh thành phố. Khi hai người vừa ăn tối xong và Vương chưa kịp rời đi, khu vực này bất ngờ bị phong tỏa.
![]() |
Mắc kẹt trong nhà với người đàn ông hẹn hò lần đầu vì thành phố phong tỏa |
7 ngày bị nhốt cùng một người đàn ông mới quen khiến cả hai rơi vào tình trạng bối rối. Nhằm "giết thời gian", Vương đã chia sẻ những video ghi lại cuộc sống hàng ngày của mình với cộng đồng mạng.
"Tôi cũng lớn tuổi nên gia đình thúc giục hẹn hò và sắp xếp các cuộc gặp với 10 người đàn ông. Tới người thứ 5, anh ấy muốn thể hiện khả năng nấu nướng nên đã mời tôi tới nhà. Nhưng không ngờ tôi bị kẹt lại cả tuần", Vương bày tỏ trong một video.
![]() |
Mắc kẹt trong nhà với người đàn ông hẹn hò lần đầu vì thành phố phong tỏa |
Trong một số video, Vương quay cảnh người đàn ông lúi húi đứng nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và làm việc trong khi cô được nghỉ ngơi. Khi được hỏi về sự tiến triển tình cảm giữa đôi bên, cô thú nhận "mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ".
"Anh ấy làm mọi thứ đều khá ổn, trừ việc quá ít nói. Dù khả năng nấu ăn không có gì đặc biệt nhưng anh ấy vẫn sẵn lòng nấu nướng cho tôi", Vương kể.
Ở một số video có thể thấy cả hai không có nhiều tương tác hay cử chỉ lãng mạn nào. Vương thú nhận đang muốn tìm kiếm một người khác tốt hơn, hoạt ngôn hơn.
Điều khiến Vương không ngờ ở chỗ, các video của cô thu hút lượng người xem quá cao, thậm chí trở thành tâm điểm trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Tuy vậy, điều này không khiến cô quá bối rối.
Tới sáng 11/1, trong video mới nhất, Vương cho biết buộc phải gỡ một số video khỏi nền tảng mạng xã hội. "Bạn bè liên tục gọi cho anh ấy. Tôi nghĩ những video này ít nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của anh nên phải gỡ đi", cô nói.
![]() |
Mắc kẹt trong nhà với người đàn ông hẹn hò lần đầu vì thành phố phong tỏa |
Cũng trong video này, Vương đã gửi lời cảm ơn tới những người quan tâm, đồng thời nhắn nhủ: "Chúc những chị em vẫn còn độc thân sớm tìm được nửa kia như ý. Tôi chỉ mong đợt bùng phát dịch này sớm kết thúc".
Trong khi đó, cộng đồng mạng vẫn thắc mắc không biết Vương đã rời khỏi nhà người đàn ông này hay chưa.
Theo Dân Trí
Dịch bệnh khiến chuyến đi của Torbjorn “Thor” Pederse bị gián đoạn. Anh mắc kẹt ở vùng đất xa lạ suốt một năm, 11 tháng và 3 tuần trước khi tìm được cách di chuyển đến nơi khác.
" alt=""/>Mắc kẹt trong nhà với người đàn ông hẹn hò lần đầu vì thành phố phong tỏa